•    Tên Đăng Nhập :  Mật Khẩu :      
    Login with Facebook


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]
CLGT
Admin
CLGT

Admin
Đây là bài văn tham khảo Đề tài Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Nguồn : http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100111035241AArkF85

[Bài tham khảo 1]
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH" bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng Bác.

Sau lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Ban phụ trách quy hoạch A", trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu qui hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch. Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra.

Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch được lan truyền trong nhân dân, nhiều người Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến.


Bụi tre bên Lăng Bác Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.

Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.

Việc thiết kế hết 2 năm.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa, nghệ thuật lớn. Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973.

Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước...; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), cát lấy từ Kim Bôi (Hòa Bình), Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.

Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quí do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam - Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có

[Bài tham khảo 2]
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Song song với việc giữ gìn lâu dài thi hài Bác. Trung ương rất quan tâm tới việc xây dựng lăng mộ của Người. Quan điểm yêu cầu xây lăng mộ được thống nhất trên tinh thần tính hiện đại, dân tộc, trang nghiêm nhưng giản dị và thuận tiện cho nhân dân vào thăng lăng. Lăng nằm gần ở Quảng Trường Ba Đình là trung tâm trong tổng thể các di tích lịch sử: Quảng Trường Ba Đình, khu lưu niệm Bác ở Phủ Chủ Tịch và các khu vực tiếp giáp, đặc biệt sau này có thêm bảo tàng Hồ Chí Minh như một bông sen trắng nổi lên tô đẹp thêm quần thể các di tích đặc biệt về Bác. Vấn đề xây lăng mộ cho bác được các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà Nước ta đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó Đảng và Chính Phuủ Liên Xô hết lòng giúp đỡ, xem đây là một trách niệm lớn lao và quang vinh với Bác Hồ kính yêu.

Từ ngày đầu Liên Xô đã cử các đoàn chuyên gia sang cùng ta trao đổi kinh nghiệm xây lăng mộ, cùng bàn bạc chân tình cởi mở từ bản dự thảo “nhiệm vụ thiết kế” đến gửi sang giúp ta trang thiết bị trong lăng. Liên Xô huy động nhiều cơ quan, viện nghiên cứu cùng một tập thể các nhà khoa học tài năng ngày đêm khẩn trương hoàn chỉnh các tài liệu về các phương án thiết kế, với một khối lượng công việc đồ sộ, thể hiện kết quả cao nhất của tri thức khoa học tiên tiến và tình cảm đặc biệt đối với Bác Hồ. Hướng về Bác Hồ kính yêu từ tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam, ai cũng muốn góp phần công sức của mình để được xây dựng lăng Bác. Từ tập thể các kiến trúc sư đến những chiến sĩ công binh, từ mỗi người dân đều muốn tìm một kỷ vật gì đó mong được góp phần xây lăng, đến các chiến sĩ quân giải phóng vừa đánh giặc vừa tìm gỗ quý gửi ra miền Bắc xây lăng. Tất cả dân tộc hướng về Bác nhân dịp xây lăng để tỏ tấm lòng thành trước Bác, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước công lao trời biển của bác dành cho dân tộc.

Thể theo nguyện vọng của nhân dân để mỗi người dân đều góp ý kiến về việc xây lăng. Trung ương quyết định mở đợt sáng tác mẫu thiết kế lăng và ở các địa phương đều tổ chức trưng bày các mẫu sáng tác để lấy ý kiến nhân dân. Tổng kết đợt lấy ý kiến nhân dân có tới 745.487 lượt người tham gia, trong đó có 34.022 lượt người ghi ý kiến đóng góp. Nhiều thiết kế lăng bác được các tác giả tham khảo kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm trong lịch sử kiến trúc dân tộc. Trên thế giới, có nhiều công trình tưởng niệm lăng mộ vĩ đại, thể hiện tính dân tộc như mộ các vua Pharaol – thể hiện tính dân tộc sâu sắc Kim Tự Tháp Ai Cập có phương án lấy chủ đề tư tưởng “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”. Bác sinh ra từ làng sen, lăng bác được thể hiện như một khối bông sen cách điệu. Có phương án khá độc đáo: tại khu Ba Đình đắp một quả đồi khoảng chừng một triệu mét khối đất, xây lăng bác trên quả đồi này. Trên đỉnh lăng có thiết kế như một lầu thờ, xung quanh là hồ nước và cây xanh, rất nhiều ý kiến đồng phương án này vì cho rằng nơi tưởng niệm các vua Hùng cùng trên đồi cao, hàng năm nhân dân sẽ đến trồng cây tưởng nhớ Bác. Hơn nữa, quả đồi cao từ xa có thể thấy phần lăng Bác, lầu thơ trong phảng phất “Khuê Văn Các”, đường nét cổ kính phù hợp với những cấu trúc hiện đại. Cuối cùng phương án chính chọn có sự kết hợp nhiều phương án tổng hợp lại: khối chính của lăng đặt trên bệ tam cấp gần gũi thân thuộc phong cách kiến trúc người Việt, thân lăng gợi hình dáng ngôi nhà giản dị 5 gian như bao ngôi nhà của người dân Việt Nam. Bậc tam cấp được làm ở mái lăng có hình vát, gợi lên đường nét kiến trúc cổ kính đình làng nơi hội tụ của mỗi tâm hồn quê hương.

Bàn về vị trí lăng, cũng có nhiều ý kiến phong phú. Có ý kiến đề nghị lăng đặt trong vườn Phủ Chủ Tịch, có người muốn xây lăng gần núi Tam Bảo, hay đền Hùng, hoặc đưa về quê bác Làng Sen. Nhiềy ý kiến đề nghị nên giữ lại đài Ba Đình cũ làm nơi lưu niệm lịch sử, lăng tách khỏi lễ đài, có ý kiến xây lăng quay về hướng nam phù hợp với phong tục làm nhà của nhân dân ta và hợp với tấm lòng bác hướng về miền Nam – thành đồng tổ quốc, nhiều thư từ gửi về bày tỏ nhiều nguyện vọng với nhiều ý tưởng rất hay cả về mặt kiến trúc về mặt tình cảm. Có thư đề nghị làm “Núi Bác Hồ”, dùng sức nổ đục quả núi lớn thành pho tượng bác hồ, một công trình điêu khắc độc đáo sẽ trở thành trung tâm danh lam thắng cảnh tập trung những tưởng niệm bác, di tích, bảo tàng về lịch sử dân tộc, về cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước. Cuộc trưng cầu ý dân về xây lăng bác trở thành đợt sinh hoạt chính trị chưa từng có, thể hiện trí tuệ của quần chúng nhân dân vô cùng to lớn, phong phú, sâu sắc và tình cảm đối với Bác, với cách mạng thật lớn lao.

Mọi mặt chuẩn bị xây lăng đã chín mùi. Ngày 3/11/1971, thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định chính thức thành lập ban phụ tránh xây dựng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí Đỗ Mười, Phó thủ tướng làm trưởng ban. Những người được lựa chọn tham gia xây dựng lăng bác hội tụ các điều kiện tốt về tinh thần nhiệt tình, sức khỏe tốt và trình độ chuyên môn cao. Tham gia xây dựng công trình, lực lượng chính, chủ công nòng cốt là bộ kiến trúc và bộ quốc phòng. Giữa lúc không khí hào hứng xây dựng lăng bác đang dâng cao, thì đột nhiên tình hình chiến sự thay đổi. Trung ương nhận định địch sẽ đánh phá Hà Nội, do đó tạm dừng thi công công trình lăng bác một thời gian.

Trong những ngày điện biên phủ trên không, ở Hà Nội bộ phận lớn đã kịp thời sơ tán để bảo toàn mọi lực lượng, nhưng ở nơi sơ tán mọi việc chuẩn bị vẫn được tiến hàng khẩn trương. Đặc biệt công tác nghiên cứu các phương pháp thi công khoa học nhanh chóng, hiệu quả nhất. Trong đợt không quân Mỹ đánh phá Hà Nội, phó chủ tịch là một trong những mục tiêu chúng bắn phá của chúng. Một quả tên lửa đã bắn trúng phủ chủ tịch gây ra một số thiệt hại. Cấp trên kịp thời chỉ thị cho đơn vị công binh có biện pháp để bảo vệ an toàn ngôi nhà sàn của bác. Những trận oanh kích ác liệt ở miền bắc nước ta, Mỹ không làm lung lay ý chí quyết thắng của nhân dân Việt Nam, cả trên trận địa, cả trên bàn đàm phán. Ngày 28/1/1973, chúng buộc phải ký hiệp định Paris rút quân khỏi Việt Nam. Tin chiến thắng đồng thời đối với những người vinh dự được lực chọn xây lăng Bác là nỗi mừng khôn xiết vì từ nay thực sự được làm nhiệm vụ quanh vinh mà bấy lâu mong chờ. Lực lượng tham gia xây dựng lăng chủ yếu là quân đội, nhưng có một số hạng mục công trình do yêu cầu kỹ thuật bên quân đội không đủ điều kiện theo yêu cầu. Được sự chấp nhận của cấp trên, một bộ phận lớn công nhân kỹ thuật các ngành dân sự được biệt phái vào quân đi để tham gia thi công xây dựng. Các ngành, các địa phương sẵn sằng cả về nhân lực và vật lực luôn sẵn sàng khi đoàn có yêu cầu là đáp ứng được ngay với chất lượng cao. Khi Mỹ ném bom Hà Nội, ta yêu cầu Liên Xô tạm thời ngưng những hoạt động liên quan đến xây dựng lăng. Sau khi Mỹ rút ta tiếp tục trở lại công trình được ngay, nhưng ở Liên xô kế hoạch trong năm họ không đặt ra nên không thể giúp ta được ngay. Đặc biệt những chủng loại thiết bị tối tân, bạn cũng phải đặt mua các nước khác nên phụ thuộc nhiều vào nơi sản xuất. Nhưng trong cái khó ló ra cái khôn. Ta chủ động cử người sáng các công trình xây dựng tìm vay các trang thiết bị cần thiết mà Liên xô đã ký giúp xây dựng lăng, sau đó chính phủ Liên Xô sẽ hoàn trả lại. Do tính cấp bách và quan trọng của công trình nên những cơ sở đó luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ta, thể hiện tình cảm lớn của nhân dân Liên xô đối với Bác Hồ. Trong chiến đấu họ hết mình giúp ta, trong xây dựng những công trình quan trọng, bạn cũng dành ưu tiên cho ta. Công trình xây dựng bề bộn, thời gian đầu do chưa quen công việc trong phối hợp nên có phần bỡ ngỡ, nhưng dưới sự lãnh đạo sát sao và tinh thần trách nhiệm của mỗi người ở mức cao nhất, nên những đặc điểm đó nhanh chóng được khắc phục. Học hỏi trao đổi kinh nghiệm và kiến thức ngay trên thực tế công trình. Trên tinh thần vừa làm vừa học, nhanh chóng nắm bắt được những yêu cầu kỹ thuật bậc cao. Có những việc tưởng không phải đi học thời gian lâu mới làm được nhưng ngay ở công trình được sự hướng dẫn của những người có chuyên môn, anh em đã nhanh chóng làm chủ được kỷ thuật. Cả nước hướng về công trình lăng Bác, một công trình đặc biệt quan trọng, như muốn nhắn nhủ muôn thế hệ mai sau, thông qua chương trình, tình cảm của thế hệ dựng nước luôn hướng về Bác kính yêu làm nên chiến thắng. Vào thời điểm xây lăng Bác, tất cả các địa phương đến cơ quan đơn vị khi gặp công việc liên quan đến xây dựng công trình, là dành sự ưu tiên tuyệt đối. Cảng Hải Phòng bề bộn công việc bốc xếp hàng hóa trong nước và quốc tế, nhưng hễ kiện hàng nào phục vụ cho công trình lăng Bác là ưu tiên giải quyết trước. Họ xem đó không những là trách nhiệm của thành phố cảng, mà còn là vinh dự lớn lao được phục vụ Bác Hồ. Ngành đường sắt không những dành những chuyến tàu ưu tiên, mà còn dành những toa đầu, những toa tốt nhất cho công trình. Tỉnh Ninh Bình dành cho công trình những chiếc máy cắt thép tấm duy nhất. Nhà máy cán thép Gia Sàng nhận làm toàn bộ vỏ nhôm bảo ôn ống nước và cho mượn palăng, tời, máy đánh gỉ, máy uốn ống. Bộ tư lệnh phòng không quân cho mượn nhiều loại máy đo lường điện- điện tử. Nhà máy Từ Sơn, cơ khí điện ảnh và xưa xưởng quân giới X10 nhận sản xuất hàng chục vạn bộ bulông đai ốc co chất lượng cao để liện kết các đường ống hơi, ống nước của công trình búa đóng cọc và cọc bản thép chưa sang kịp, nhịp độ thi công không thể dừng lại. Công trường đã được su hỗ trợ cọc thép và máy đóng cọc từ Hải Phòng kết hợp với chiếc búa điêzen của bộ xây dựng kịp thời đóng lũy thép bao quanh hố móng công trình. Hai chiếc búa thi nhau hối hả ngày đêm lập nên kỷ lục đóng cọc chưa bao giờ có trong lịch sử xây dựng Việt Nam. Một ngày một máy có thể vượt trên 30 cọc với chất lượng cao nhất, trước sự kiểm tra ngặt nghèo của bộ kỷ thuật. Một thời gian rất ngắn, 1.200 cọc thép được đóng xong, tạo thành bức tường thép vây kín hố móng công trình. Thi công vào thời điểm tháng 8, những cơn mưa xối xả. Những người xây dựng từ công nhân đến cán bộ chỉ huy đẫm mình trong mưa bất kể ngày đêm vất cả khó nhọc. Nỗi lo của họ không phải là những cơn mưa mà là nguyên vật liệu không đủ cho thi công để kịp thời đổ bê tông phần ngầm trước mùa lụt, đám bảo tiến độ thi công của công trình. Thử thách gay go đối với bộ phận vật tư là làm sao huy động cả trong nước và ngoài nước để vật liệu đến kịp công trình. Nhưng rồi như có một sự linh nghiệm, sang bạn, đến các cơ sở của bạn, họ đều nhiệt tâm ủng hộ. Trong nước kết hợp thu gom và khai thác, cuối cùng bài toán khó vật tư đã được giải đáp.

Công trình xây dựng lăng Bác là một công trình mang tính xã hội sấu sắc, hàng vạn lượt người lao động tự nguyện lên công trình như vào ngày hội quần chúng to lớn, các cơ quan đóng ở Hà Nội từ trung ương đến địa phương ai cũng xung phong tình nguyện lên công trình. Nhiều đồng chí lãnh đạo của đảng và nhà nước mặc dầu công việc bề bộn nhưng cũng dành thời gian tham gia lao động với tập thể hòa quyện với nhau trong không khí hăng say quên mình. Thầy trò các trường học xung phong lao động xã chủ nghĩa trên công trường. Công trường là ngày hội toàn dân. Do mặt bằng thi công hẹp nên cùng một lúc không thể đáp ứng số lượng người làm được nhiều do đó phải b trí các cơ sở luân phiên nhau. 60 ngày đêm lao động trong không khí đặc biệt sôi động – công đoạn đầu tiên- hố móng lăng bác đã hoàn thành.

Bước tiếp theo công trình đòi hỏi những yêu cầu mới, cần huy động nhân lực, vật lực ở diện rộng hơn cả về trình độ kỹ thuật với tư tưởng độc lập tự chủ, việc gì ta làm được thì tự làm không chờ viện trợ bên ngoài. Trên tư tưởng đó, nhà máy xi măng Hải Phòng tập hợp những cán bộ kỹ sư giỏi ngày đêm gấp rút nghiên cứu loại xi măng mác cao để phục vụ công trình. Quy trình sản xuất với kỹ thuật mới, đến việc chọn lựa loại đá Tràng Kênh, những khối đá có chất lượng cao và tuyển nguyên liệu phụ gia xi măng lấy đất ở vùng Cổ Tháp. Cuối cùng loại xi măng mác cao đầu tiên do Việt Nam sản xuất được ra lò đáp ứng ngay cho công trình lăng bác. Hàng chục tấn xi măng được chuyển tới công trình. Trên mỗi bao bì đều in đậm dòng chữ : “đời đời nhớ ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. Chọn đá dăm phục vụ xây lăng, các cán bộ kỹ thuật tìm đến khu vực thác Bà và xác định chất lượng và hình dáng phù hợp nhất với kết cấu bê tông vĩnh cửu. Đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Thái nô nức như ngày hội trên khu vực khai thác đá dăm gửivề xây lăng bác. Mọi người tự hào những viên đá dăm của quê hương mình sẽ tạo nên sự vĩnh hằng xung quanh bác trong giấc ngàn thu. Việc tìm kiếm cát vàng xây lăng được cán bộ kỹ thuật lựa chọn công phu. Theo tài liệu của Pháp khi khảo cứu chất lượng cát xây dựng ở Việt Nam chỉ chất nhận cát vàng ở sông Lô là có chất lượng cao nhất. Trên thực tế ta cũng đã nhiều năm khai thác nơi đây để xây dựng nhiều công trình. Nhưng công trình xây lăng Bác là công trình đặc biệt, nên việc lựa chọn chất liệu không chỉ qua thông tin quá khứ mà phải kiểm nghiệm trên thực tế khoa học. Khi đưa cát đó kiểm tra thì vẫn còn một số bùn tạp chất, do đó yêu cầu kỹ thuật chưa đát. Cuộc tìm kiếm cát được mở ra diện rộng. Cuối cùng phát hiện ra cát vàng ở vùng sông Bôi là cát có chất lượng cao nhất. Đây là loại cát vàng từ sỏi vỡ vụn ra, rắn và sạch, vàng óng ánh, hầu như không có tạp chất. Từng núi cát vàng óng ánh đưoc bà con các dân tộc tỉnh Hòa Bình chất lên để chở, hàng đoàn xe đưa cát về Hà Nội xây lăng Bác.

Quyết tâm của công trình là phải hoàn thành trước mùa mưa lũ những hạng mục công trình cơ bản. Nhưng những yếu tố khách quan chưa lường được ngày đêm gây bao khó khăn cho tiến độ. Một công trình lớn, lại vừa thiết kế vừa thi công, nguyên vật liệu thiếu thốn phải đi gom nhặt khắp nơi. Mặc dầu nơi nào cũng sẵn sàng giúp đỡ vô điều kiện. Công trình đang trên đà tiến triển, nguyên vật liệu đá đã được chuẩn bị đủ, nhưng bộ phận bảo vệ phát hiện trong đá đang dùng có chất phóng xạ nguy hiểm vượt quá mứa cho phép. Đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng, cần có sự kiểm tra bằng các phương tiện hiện đại, nhưng ở nước ta chưa có. Do đó phải cử cán bộ mang mẫu đá sang nhờ phương tiện khoa học của bạn giúp. Khi được kiểm tra chính xác, các thông số kỹ thuật cho phép loại đá đó tiếp tục xây dựng không có ảnh hưởng gì cả. Nhưng thời gian thì bị chậm lại rất nhiều so với du kiến.

Việc lắp ráp bảo đảm hoạt động của lăng là một công việc phức tạp. Theo thỏa thuận được ký kết giữa ta và bạn, ta chịu trách nhiệm lắp ráp, ban lo cung cấp máy móc phương tiện. Nhưng trên thực tế cả hai mặt trên đều khó khăn. Về phần ta thì trình độ tay nghề còn yếu chưa đảm đương được những hạng mục công trình khó. Về phía bạn, thì bạn đặt mua máy mãi tới năm 1974 mới đưa sang được. Theo thời hạn thì ngày 2/9/1975 lăng sẽ mở cửa đón đồng bào, đồng chí viếng bác. Khó khăn của ta được bàn bạc kỹ lưỡng để tìm giải pháp khắc phục. Lực lượng kỹ thuật cần bao nhiêu, nơi nào có thể đáp ứng được. Lúc nào bộ quốc phòng phải sẵn sàng tung những át bài chủ của mình mới giải quyết được công việc. Những chiến sĩ công binh ưu tú của bộ tư lệnh công binh được phép tập kết trên công trình trước tết nguyên đán hai ngày. Họ đón tết cổ truyền dân tộc ngay trên công trường với không khí lao động quên mình. Họ hiểu sâu sắc rằng Bác là người cha của các lực lượng vũ trang, được xây lăng Bác là một vinh dự lớn, một trách nhiệm vẻ vang. Bạn đưa sang giúp ta những chuyên gia kỹ thut giỏi, giàu lòng nhiệt tình với cách mạng Việt Nam và có tình cảm quý mến sâu sắc với Bác Hồ. Công trường rộn tiếng búa, tiếng cười nói hòa trong màu sắc áo lao động, trên nền màu áo xanh nổi bật của những người lính trẻ.

Đóng góp sức người sức của để xây dựng lăng Bác, như một tiếng gọi thiêng liêng mà mỗi người dân, mỗi địa phương như muốn dành những gì ưu tú nhất của quê hương để được dâng lên người. Các chiến sĩ miền Nam, không được vinh dự đón Bác vào thăm, thương tiếc Bác vô hạn, họ đã cầm súng vững vàng hơn để cho ngày độc lập được đến gần. Khi nghe tin xây lăng Bác, các chiến sĩ quân giải phóng đã vào rừng tìm gỗ quý gởi ra miền bắc xây lăng Bác. Miền đông tìm được cây gỗ quý Nu có đến hàng trăm năm tuổi, có màu vàng tươi, viền xung quanh màu nâu sậm, vân gỗ thanh thoát chỗ góc nướu cuốn xoắn tạo thành những hình mây bay sóng lượn. Cây gỗ được đưa từ Lộc Ninh trên chặn đường gian nan 20 ngày đêm. Trong buổi lễ trao tặng gỗ quý, đồng chí phó tư lệnh Nguyễn Thị Định thay mặt đồng bào chiến sĩ miền Nam nói lên tấm lòng với Bác: “ cây gỗ Nu quý giá tượng trưng cho sức sống kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam. Với tấm lòng trung chinh vô hạn, đồng bào, chiến sĩ kính dâng lên Bác để ghi nhớ công ơn cha già dân tộc”. Bộ đội Trường Sơn cũng gửi cây gỗ Trắc đại thọ ra góp phần xây lăng, rồi các địa phương Quảng Nam- Đà Nẵng đi đầu diệt Mỹ, Tây Nguyên kiên cường gửi những cây gỗ Trắc đẹp nhất để góp phần làm đẹp thêm ngôi nhà của Bác”. Chuyển gỗ ra bắc lăm gian nan vất vả, có khi còn đổ máu hy sinh. Những cây gỗ quý hiếm miền Nam sẽ được chọn làm những hạn mục công trình quan trọng làm đẹp thêm cho công trình, như cửa ra vào lăng, lan can…

Nếu như cả công trình là một trận đánh thì việc đổ bê tông phần ngầm là một đột phá khẩu cực kỳ quan trọng. Theo kinh nghiệm tính toán thì khả năng đổ cao nhất một ngày chỉ khoảng 200m³, muốn hoàn thành công trình đúng thời gian thì phải nâng mức đổ lên 400m³. việc đó ngoài dự đoán của nhiều người. Nhưng đối với các chiến sĩ công binh đã từng dày dạn kinh nghiệm trận mạc, họ hiểu thế nào là khả năng tạo nên chiến thắng mà không một ai, không một lý thuyết nào có thể tính toán được. Khả năng sáng tạo của những người lính Cụ Hồ lại một lần nữa được kiểm chứng. Ngoài những công cụ hiện đại như cần cẩu lớn, xe ben chuyển vật liệu, … tất cả tạo nên một sự hợp đồng binh chủng các lực lượng đều là thủ công. Do vậy, năng suất tăng vọt khó ai có thể tin được. Trận chiến thách thức với thời gian đối với các chiến sĩ chỉ là một sự khẳng định thắng lợi của ý chí và sức sáng tạo hoàn thành đúng tiến độ phần ngầm, tạo tiền đề thuận lợi cho những bước tiếp theo.

Phần nổi và phần trang trí mỹ thuật không nặng nhọc nhưng yêu cầu kỷ thuật cao. Công trình lăng Bác là một công trình văn hóa nghệ thuật. Phần công việc trang trí chiếm gần hơn một nửa thời gian xây dung đòi hỏi trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Nhìn toàn bộ phía trong và ngoài lăng như một khối kiến trúc làm bằng đá. Nhận thấy đất nước ta có nhiều mỏ đá quý cho nên lúc đầu ta nhận hoàn toàn cung cấp đá ốp lát trong và ngoài. Nhưng không ngờ việc cắt xén đá, công đoạn mài đá đòi hỏi hỹ thuật cao, mới có tảng đá bảo đảm chất lượng cao đặc biệt có loại đá bảo đảm đúng yêu cầu thì ta phải nhờ Liên Xô giúp. Hai vạn miếng đá quý được cho từ Liên Xô sang kịp thời. Bên cạnh đó ta cố gắng khi thác những mỏ đá quý như An Dương. Ở nước ta có những mỏ đá quý đặc biệt, màu sắc và độ cứng bảo đảm tốt. Loại đá màu xám đậm có nhiều nét vân hoa tạo nên vẻ tôn nghiêm thành kính của lăng. Dòng chữ “ chủ tịch Hồ Chí Minh” trên nóc lăng được chọn loại đá ngọc Cao Bằng. Cứa chính của lăng được ốp bằng đá đen bóng, như tấm gương phản chiếu trong lung linh, phòng khách và lối lên lễ đài nền và bậc cầu thang cũng lát bằng đá hoa cương. Tường lát bằng đá cẩm thạch, loại đá mềm, mịn. Tường chính mặt tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng tươi, làm nền cho dòng chữ “ không có gì qúy hơn độc lập tự do” và chữ ký của Bác bằng vàng nổi lên rực rỡ. Phòng Bác nằm làm bằng đá cẩm thạch Hà Tây. Những viên đá có hình chữ nhật xếp hình thắng đứng tu chân tường lên đến đỉnh trần, làm ta liên tưởng tới những thanh gỗ lát ở nhà sàn Bác, tạo cảm giác ấm cúng, yên tĩnh, trang nghiêm như thầm nhắc ta hãy nhẹ nhàng giữ yên giấc ngủ của Bác. Phía trước bức tường cao được ghép loại đá hồng ngọc, một loại đá trên triền núi trùng điệp Bá Thước tạo nên hình hai là cờ- cờ Đảng và cờ Tổ Quốc trang nghiêm hướng phía đầu Bác nằm nghỉ. Những cây gỗ quý được lựa chọn làm thành 200 bộ cửa. Tất cả gỗ được xẻ bằng tay cẩn thận và tiết kiệm, vì mỗi miếng gỗ đều thấm mồ hôi xương máu của của đồng bào miền Nam. Những thợ xẻ gỗ giỏi của miền Nam Hà được huy động để xẻ kịp thời gian. Gỗ xẻ xong còn phải được mang ngâm tẩm chống mối mọt, sấy khô bằng lò sấy hiện đại. Những nghệ nhân nổi tiếng nghề mộc của các tỉnh Nghệ An, Nam Hà, Hà Bắc, được hội tụ để thi hối tài năng. Đặc biệt có gia đình nổi tiếng làm nghề đóng cửa ở Gia Hòa xin được tự nguyện về làm cửa lăng Bác, gia đình nghệ nhân này hàng bao đời nổi tiếng nghề mộc, làm nơi đâu nổi tiếng đến đó. Cánh cửa vào chính là do hai bố con làm. Cửa chốt theo kiểu mộng mòi, có khóa cài cả hai chiều, không cần ke, không cần đóng chốt, khó phân biệt mối ghép. Tất cả như được kết tụ tinh hoa kỹ xảo truyền thống của nghề mộc cổ truyền dân tộc Việt nam. Các chuyên gia nước ngoài không ngớt lời khen ngợi “đôi bàn tay vàng” của nghệ nhân Việt Nam. Cửa ra vào lễ đài được ốp đá, những cánh cửa tiếp giáp với mưa nắng được phủ lớp nhựa chống nứt. Trang trí trong lăng, ngoài đá, gỗ, còn có các loại kim loại khác như trần làm bằng nhôm, lan can mạ kền, lưới gió, tay vịn bằng đồng. Mỗi vật liệu đưa vào trang trí đều được hội đồng thẩm định chất lượng kiểm tra thu nghiệm chu đáo.

Một công việc không kém phần quan trọng là lắp rắp các trang thiết bị điện, nước, điều hòa thông gió cho công trình. Trong đó hệ thống điều hòa Liên Xô đặt làm ở nước khác nên phải phụ thuộc ở nhà máy thông báo các thông số kỹ thuật mới tiến hàng việc thiết kế lắp đặt. Mọi công việc đều phải tiến hàng sau các hạng mục công trình khác, lại đòi hỏi kỹ thuật cao, đối với nước ta lại hoàn toàn mới mẻ với tinh thần tự chủ sáng tạo. Những người đảm nhận công việc này không thụ động ngồi chờ mà luôn tự chủ gia công, hoặc gom góp những cơ sở trong nước sẵn có nhưng với điều kiện bảo đảm kỹ thuật. Những sáng tạo, phát minh mới có đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam một lần nữa được khẳng định, những ống hơi, bảo tồn ôn, chi tiết ổ điện, chia dây, giá móc đều tự gia công, khi kiểm tra đều phải bảo đảm tiêu chuẩn. Mỗi múi bàn đều được bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam bàn với trình độ cao nhất. Làm việc trong điều kiện trên công trường nhiều bộ phận cùng thi công, có những lúc phải tranh thủ thi công nhanh. Mục đích cao nhất là chất lượng và tiến để kịp thời với công trình. Những hệ thống thông gió phải lắp đặt trên những độ cao 21m, những đoạn ống to nặng lại đòi hỏi chính xác cao, khi lặp đặt nếu không huy động trí tuệ tập thể thì khó có thề thành công nhanh chóng. Sáng kiến dùng tời, lắp đặt theo từng đoạn rồi liên kết với nhau đã tạo nên hiệu quả công việc rất cao ngay cả chuyên gia bạn rất ngạc nhiên đến thán phục. Lắp đặt tổng đài điện thoại và hệ thống camera là những công việc mới và tỉ mỉ, công phu.

Đặc biệt công việc lắp rắp hệ thống điều hòa diễn ra căng thăng vì đây là một trong những công đoạn quan trọng, bảo vệ giữ gìn thi hài lâu dài về sau này, máy móc nhiều chủng loại mới mẻ được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Có tất cả 17 hệ thống hơi, điều hòa. Có 4 hệ điều hòa trung tâm nặng 160 tấn thuộc loại hiện đại nhất thế giới, hệ thống thông gió bảo đảm một giờ thông được 8m³ khí. Để đưa máy nén nặng 7 tấn của trạm lạnh lên giá, nhờ có sáng kiến mà công việc tăng năng suất lên 200%. Hệ thống cấp thoát nước, đảm bảo nhu cầu nước rất lớn của lăng, phải xây dựng một nhà máy nước riêng, bảo đảm một ngày cung cấp được trên một vạn mét khối nước. Phải lắp đặt một hệ thống bình chứa trên 5.000m³ nước. Ngoài ra công trình còn có những hạng mục đặc biệt như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống bảo vệ điều khiển từ xa hệ thống nâng hạ linh cữu bác lắp đặt đặc biệt hiện đại, chính xác, ánh sáng đèn có nhiều tia, khúc xạ bởi các lăng kính hợp lý, hòm kính linh cữu bác đặc biệt trong suốt, kín tuyệt đối. Hệ thống bảo đảm an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp sự cố xảy ra tất cả những máy móc tinh xảo, phải có trình độ kỹ thuật cao mới hoàn thành công việc được, những người thợ tài hoa của Việt Nam đã lắp đặt thành công.

Lăng Bác được tôn nghiêm đẹp hơn trên nền quảng trường Ba Đình lịch sử. Nơi đây Bác đã khai sinh nước Việt Nam mới, đã chứng kiến bao kỷ niệm với Bác với cách mạng. Cùng tiến hành xây lăng bác, đồng thời quảng Trường cũng được tôn tạo lại. Tổng diện tích xây dựng toàn bộ là 14ha, riêng phần Quảng Trường trước lăng có diện tích 2,8ha chứa khoảng 10 vạn người chia thành 168 ô vuông trồng cỏ, giữa có lối đi rộng 1,4m xung quanh quảng trường có hè rộng 7m. Tổng diện tích lát hè là 7.800m². Dưới mặt đất có hệ thống thoát nước nối với hai trạm bơm đặt ngầm dưới lòng đất. Đường Hùng Vương đi qua trước lăng làm bằng bê tông cốt thép, có chiều dài 1.060m, đường Bắc Sơn dài 280m, đường Ba Đình dài 400m. Toàn bộ công trình làm lăng quảng trường được giao cho cán bộ, các ngành và địa phương đảm nhận thi công. Bộ xây dựng làm các hạng mục công trình bê tông, hệ thống cấp thoát nước. Bộ giao thông vận tải huy động xe vận tải và làm đường rải nhựa, tổng cục bưu điện thi công hệ thống thông tin, truyền thanh, phát thanh tổng cục lâm nghiệp phủ màu xanh cho quảng trường, chuẩn bị cây xanh, cây cảnh. Đường Hùng Vương trồng Chò Nâu Vĩnh Phú, đường Bắc Sơn trồng hoa Ban giáp lòng đường. Các loại cây được chọn từ khắp mọi miền đất nước cùng hội tụ về đây như thay mặt nhân dân các dân tộc, cho mỗi quê hương được ngày đêm đứng bên Bác giữ yên giấc ngủ ngàn thu của Người. Những khóm trúc Pác Bó gắn bó những tháng năm gian khổ cháo bẹ rau măng thời kỳ đầu mới về nước, những cây dầu nước lấy từ chót mũi Cà Mau nơi Bác vẫn muốn về thăm lúc người vẫn còn sống. Cây đa lấy từ Tân Trào gắn với kỷ niệm quốc dân đại hội và đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Những luống cây, cây tre từ quê hương Lê Lợi, những cây quế Trà Mi, cây Lòng Boong xứ Quảng, cây đào được chiết từ cây đào Tô Hiệu. Những cành mai từ miền nam gửi ra. Phía sau lăng được trồng những giống hoa lúc sinh thời Bác rất ưa thích như nhài, hương mộc, dạ hương, được kết hợp suốt bốn mùa khoe sắc hương bên bác. Phía hai bên lăng óng ả hàng tre tươi mát ngày đêm rì rào tiếng quê hương. Giống ngọc bút trắng được trồng cạnh hoa tường vi hồng tuơi. Phía trước sát bên lăng là hai hàng vạn quế. Dưới chân lăng hai cây Đại tượng trưng cho sự thanh khiết, trường tồn những chậu cây thế, cây cảnh nổi tiếng các nơi được đặt trong những bồn đúc riêng đặc biệt do các nghệ nhân ở các địa phương làm nên gửi đến. Bên Bác vẫn ngát hương sen của quê hương làng sen, của Đồng Tháp Mười, ngào ngạt hương sen lúc còn sống người vẫn ưa thích ngày ngày vẫn có trong lăng…

Ngày 22/8/1975, sau hơn ba tháng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, một tin vui đến với đồng bào chiến sĩ cả nước: lăng Bác được khánh thành. Tất cả đều sẵn sàng đón Bác vào lăng để ai ai cũng ngắm Bác, nhìn thấy Bác, thỏa lòng mong ước lớn lao trong đời. Bộ phận đón khách được hình thành, 150 chiến sĩ lữ đoàn 144, trước đó được lệnh hành quân lên một khu đồi ở Vĩnh Phú, dựng một mô hình giống như mô hình lăng Bác để luyện tập. Những động tác như bồng súng đứng nghiêm, đi đều, đổi gác, khiêng hoa, dẫn khách được tập đi tập lại thuần thục chính xác từng chi tiết nhỏ, họ là những chiến sĩ tiêu binh ngày đêm giữ yên giấc ngủ của Người, là những chiến sĩ bảo vệ anh ninh khu vực lăng, bảo vệ an toàn cho đồng bào chiến sĩ vào lăng viếng bác.

20h ngày 18/7/1975, lần di chuyển thứ sáu thi hài Bác, lần di chuyển cuối cùng đưa Bác về Ba Đình sau chặng đường dài mất sáu năm vất vả gian nan, đoàn xe đưa Bác về nơi yên nghỉ vĩnh hằng dừng bánh trước cửa chính cuả lăng. Bên linh cửu Bác, các đồng chí lãnh đạo trong khóe mắt xúc động nước mắt trước một con người vĩ đại nhất của dân tộc.

Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều lăng tẩm của các nhân vật nổi tiếng về văn hóa, chính trị. Nhưng chỉ có Lênin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành và Bác Hồ kính yêu của chúng ta thi thể được ướp xác nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay. Theo đánh giá của các chuyên gia về xác ướp của Bác có thể để tới 1.000 năm và hơn thế nữa.

Cứ hàng năm từ tháng 10 đến tháng 12, lăng Bác lại tạm ngưng tiếp khách để bước vào thời gian trùng tu kiểm tra lại trang thiết bị, hệ thống máy móc trong lăng.

Được viếng lăng Bác, ta sẽ cảm nhận được những cảm giác xao xuyến lâng lâng khó tả như không muốn nói lời tạm biệt với Hà Nội. Có biết bao du khách đã nghẹn ngào, xúc động và sẽ không bao giờ quên những giây phút được nhìn thấy thi hài của Bác qua lăng kính, đã có bao người miền Nam ra thăm lăng Bác, trong dòng người đó có nhà thơ Viễn Phương. Chính những dòng cảm xúc sâu lắng đó đã bật thành thơ và đã trở thành bất hủ trong lòng người.

Viếng lăng Bác

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng cháy đỏ
Ngày ngày hàng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền
Dẫu rằng trời xanh biếc là mãi mãi
Biết rằng biển xanh dẫu là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Mai về miền Nam nhớ Bác không nguôi
Muốn làm con chim ca hát quanh lăng
Muốn làm bông hoa hương toả đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Bài viết chỉ nêu ra những ý quan trọng nhất cần viết trong bài văn thôi nhé !

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
© 2012 zD Family | FM PunBB - Rip By Simon - Design By Hữu Phước

Đầu Trang